Đây là sự phát triển hợp lý bởi trong lúc thị trường nội địa phải cạnh tranh khốc liệt thì mở doanh nghiệp ở nước ngoài là biện pháp giúp mở rộng thị trường, gia tăng giá trị thương hiệu, hưởng các ưu đãi thuế và hòa nhập với môi trường quốc tế. Khoảng 3 năm gần đây thì định hướng mở công ty ở nước ngoài đã trở nên mạnh mẽ hơn.
Hoạt động mở rộng kinh doanh ra nước ngoài cũng được đánh giá là phương án ít tốn kém nhất để doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới, học hỏi và áp dụng công nghệ cao, đồng thời san sẻ rủi ro trong đầu tư kinh doanh.
Các quốc gia được quan tâm có thể kể đến là Úc, Mỹ, Canada, Síp, Malta, Grenada… bởi đây đều là thị trường lớn, nhiều cơ hội kinh doanh hoặc có ưu đãi đặc biệt về thuế cho doanh nghiệp.
Các hình thức đầu tư được doanh nhân Việt Nam quan tâm?
Tùy theo nhu cầu mà hình thức đầu tư định cư rất đa dạng như: Mua bất động sản tại Châu Âu, mở công ty/đầu tư vào dự án trọng điểm của chính phủ Mỹ, đầu tư cổ phiếu/trái phiếu chính phủ/quỹ đầu tư khởi nghiệp Úc, Canada.
Doanh nhân Việt thường có xu hướng đầu tư vào bất động sản, quỹ đầu tư, trái phiếu, dự án trọng điểm. Sau đó mới tiến hành các hoạt động mở doanh nghiệp tại nước sở tại để phát triển kinh doanh.
Trên thực tế, sự phát triển của công nghệ đã hỗ trợ nhà đầu tư của chúng tôi làm được việc này. Tùy quốc gia đang sinh sống mà doanh nhân có thể sắp xếp công việc hợp lý. Ví dụ, nếu doanh nhân đang sống tại Mỹ/Canada lệch 12 giờ thì sẽ có buổi họp check-in vào lúc 9-10h tối và buổi họp check-out lúc 5h sáng. Với những khách hàng sinh sống tại các nước lệch từ 2-4 giờ thì sự khác biệt không nhiều tạo điều kiện cho doanh nhân làm việc hiệu quả.
Ngoài ra, các doanh nhân Việt cũng nên chuẩn bị từ 1-2 năm để xây dựng đội ngũ, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi kỹ thuật số vào quản lý doanh nghiệp từ xa. Chúng tôi thường xuyên có các workshop chia sẻ kinh nghiệm điều hành song song doanh nghiệp tại hai quốc gia từ những khách hàng thành công để các doanh nhân tự tin hơn khi mở doanh nghiệp ở nước ngoài.